Bông Atisô và 8 điều có thể bạn chưa biết

Đăng bởi Trương Thị Thục Nhi vào lúc 2020-03-11

Atiso - loài cây được biết đến từ rất lâu về trước, cho đến thời điểm hiện tại, đã có rất nhiều bài viết về Atisô và nhiều nghiên cứu khoa học về công dụng của nó. Vậy hôm nay hãy cùng tìm hiểu về những điều có thể bạn chưa biết về bông Atisô nhé.

1. Tất cả các bộ phận của cây Atiso đều có thể sử dụng.

2. Bông Atiso có thể ăn sống hoặc nấu chín, có thể dùng nóng hoặc lạnh.

3. Sau khi ăn Atisô, uống nước tinh khiết sẽ có vị ngọt.

4. Bông atisô được sử dụng trong quá trình làm phô mai.

5. Bông Atiso càng lớn, thời gian nấu càng lâu.

6. Bông atisô được thu hoạch bằng tay, việc thu hoạch có thể kéo dài vài tuần.

7. Bông Atiso có màu tím.

8. Mỗi cây Atiso có thể cho 10-12 bông mỗi năm

1. Tất cả các bộ phận của cây Atiso đều có thể sử dụng.

Bông Atisô thường được sử dụng để nấu nước uống hay nấu thành các món trong bữa ăn hàng ngày. Tuy vậy, ngoài bông Atisô thì các bộ phận khác của cây đều có thể sử dụng được. Phần rễ có thể đem phơi khô, sau đó dùng làm trà, thân cây Atisô có thể sử dụng để chế biến món ăn (canh, xào,...). Bên cạnh đó, lá Atisô cũng có thể chế biến thành món ăn hay đem phơi khô để làm trà. Tất cả bộ phận của Atisô đều có thành phần dược tính, trong đông y các bộ phận đều có thể được dùng làm thuốc trị bệnh.

XEM GIÁ BÔNG ATISÔ >>

2. Hoa Atiso có thể ăn sống hoặc nấu chín, có thể dùng nóng hoặc lạnh.

Từ xưa đến nay, bông Atisô được biết đến như một món đặc sản cực kỳ nổi tiếng của Đà Lạt.

Vì có tính ngọt, bông Atisô tươi và khô thường được dùng để nấu canh hoặc hầm cùng với thịt heo.

Một số người thích vị đắng, thơm nồng của Atisô thường ướp lạnh rồi ăn sống phần cánh hoa. Tách từng lớp cánh hoa, ướp lạnh trong tô đá, sau đó nhâm nhi cùng một ít bia sẽ cảm thấy món này rất bắt mồi.

Bông Atisô khô ngoài dùng để nấu món ăn còn có thể hãm trà hay nấu nước để uống. Có nhiều đề tài nghiên cứu đã chứng minh thành phần dưỡng tính có trong Atisô sấy khô không chênh lệch nhiều so với loại tươi nên tùy khẩu vị và cách sử dụng mà người tiêu dùng có thể an tâm lựa chọn 1 trong 2 loại.

3. Sau khi ăn Atisô, uống nước tinh khiết sẽ có vị ngọt.

Hiệu tượng này được giải thích bởi sự hiện diện của Cynarine có trong Atisô. Cynarine là một hợp chất ức chế các thụ thể hương vị ngọt trên lưỡi. Một khi Cynarine được rửa sạch bằng nước, các thụ thể bị mất tác dụng và sự tái hoạt động của chúng tạo ra một sự tương phản làm cho nước dường như có đường trong đó.

XEM GIÁ BÔNG ATISÔ >>

4. Hoa atisô được sử dụng trong quá trình làm phô mai.

Bạn có biết rằng hoa atisô có thể được sử dụng trong quá trình làm phô mai? Chúng chứa các Enzyme gọi là Cynarase có đặc tính kết đông sữa. Những tính chất này đã được sử dụng qua nhiều thế kỷ trong việc sản xuất các loại phô mai truyền thống, như Queijo Serra da Estrela và Azeitão ở Bồ Đào Nha, và các enzyme hiện đang được nghiên cứu như là một loại thực vật thay thế cho rennet động vật.

5. Hoa Atiso càng lớn, thời gian nấu càng lâu.

Thời gian nấu phụ thuộc vào độ lớn của bông hoa, hoa càng lớn thì càng phải nấu lâu hơn. Hoa Atisô ngon nhất khi nấu vừa chín tới, túc là phần thịt hoa vẫn còn độ giòn nhưng tách ra khỏi vỏ dễ. Nếu nấu chưa chín, phần thịt hoa rất khó tách ra được khỏi vỏ. Nếu nấu quá chín, phần thịt hoa sẽ mất đi vị giòn vốn có.

XEM GIÁ BÔNG ATISÔ >>

6. Hoa atisô được thu hoạch bằng tay vì cần phải phụ thuộc vào độ phát triển của chúng, việc thu hoạch có thể kéo dài vài tuần.

Cần chú ý thu hoạch đúng thời điểm khi lá bông bắt đầu mở. Trễ quá nụ sẽ bị cứng và trở nên như gỗ. Độ trổ bông của mỗi cây khác nhau, có thể kéo dài đến vài tuần, đó là lý do vì sao việc thu hoạch phải thực hiện bằng tay.

7.Bông Atiso có màu tím.

Bông Atisô được thu hoạch khi chưa phát triển, nếu để phát triển hoàn toàn, Atiso sẽ nở bông màu tím.

8. Mỗi cây Atiso có thể cho 10-12 bông mỗi năm

Atisô là loài caay phân nhánh ở gốc, sẽ trổ nụ sau khi trồng khoảng từ 90 -100 ngày. Trong năm đầu mỗi nhánh chỉ cho khoảng 2 bông. Những năm kế tiếp mỗi nhánh có thể trổ đến 12 nụ và cứ như vây liên tiếp từ 4 đến 7 năm.

XEM GIÁ BÔNG ATISÔ >>


Chia sẻ với bạn bè

Hiển thị tất cả kết quả cho ""